Tin tức

Địa chỉ: 25-25a Nguyễn Chí Thanh,Phường An Bình, Thị Xã Buôn Hồ, Tỉnh Đắk Lắk

Hotline: 0905643009 - 0978177151

Thời gian làm việc: 8:00 AM - 22:00 PM

Tin tức

7 Lý Do Nên Mua Nồi Nấu Chậm MB- 030 Moaz BéBé

7 Lý Do Nên Mua Nồi Nấu Chậm MB- 030 Moaz BéBé

Ngày đăng: 17/09/2021 11:11 AM

Bé từ 6 tháng tuổi, mẹ bắt đầu tập cho con ăn dặm. Bên cạnh việc tìm tòi các loại thực phẩm sạch – giàu dinh dưỡng, các mẹ cũng quan tâm nhiều đến việc chọn các loại sản phẩm, dụng cụ chế biến đồ ăn dặm cho bé tiện lợi & an toàn. Và một trong những sản phẩm được các mẹ tin dùng nhiều nhất hiện nay là chiếc nồi nấu chậm MB – 030 Moaz BéBé. Dưới đây là 7 lý do giải thích tạo sao gia đình mình cũng nên sở hữu chiếc nồi nấu chậm tiện dụng, đa năng này.

4 SAI LẦM CỦA CHA MẸ KHIẾN CON THIẾU TỰ TIN

4 SAI LẦM CỦA CHA MẸ KHIẾN CON THIẾU TỰ TIN

Ngày đăng: 04/08/2021 08:35 AM

4 SAI LẦM CỦA CHA MẸ KHIẾN CON THIẾU TỰ TIN Sự tự tin là một kỹ năng quan trọng và ảnh hưởng rất lớn tới những cơ hội của trẻ sau này. Khi thấy con mình nhút nhát, rụt rè, phần lớn cha mẹ đều than phiền “sao con không giống mẹ thế, sao con lại nhát như thế”, “có gì đâu mà phải sợ”,... mà không để ý đến nguyên nhân tại sao con lại như thế. Sự thật là có rất nhiều trẻ bản tính nhút nhát, nhạy cảm hơn những trẻ khác. Nhưng có rất nhiều trường hợp, do những việc làm vô tình của bố mẹ và mọi người xung quanh khiến con trở nên rụt rè, tự ti, nhút nhát. Bài viết dưới đây đề cập đến 4 sai lầm thường gặp của bố mẹ khi nuôi dạy con vô tình làm con trở nên rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin. 1. BỐ MẸ THƯỜNG XUYÊN NÓI DỐI CON Vấn đề đầu tiên dẫn đến hệ quả đó có lẽ là do bố mẹ thường xuyên NÓI DỐI CON về hậu quả của những việc con phải trải qua. Ví dụ như khi đi tiêm, thay vì giải thích cho con rõ ràng rằng tiêm sẽ hơi đau đấy, bố mẹ sẽ nói dối con là tiêm không đau đâu hay vào phòng khám thôi chứ không tiêm. Hậu quả là mỗi lần đi tiêm hay cần làm gì đó có chút đau đớn, bé đều la hét giãy dụa. Mình đã từng gặp rất nhiều em bé ở phòng tiêm, khóc nức nở khi chưa bị tiêm, chưa bị đau. Nhưng khi tiêm xong thì chỉ khóc 1 chút là nín. Vậy thì bé khóc là do đau, hay do sợ? Nhìn cảnh con dùng hết sức bình sinh để không phải tiêm, các bố mẹ lại chỉ muốn tìm mọi cách để dụ dỗ, đánh lừa con để tiêm cho xong chuyện. Nhưng chỉ đơn giản là nói rõ ràng với trẻ vì sao phải làm thế, mức đau đớn sẽ như thế nào, con có thể làm gì lúc bị đau (ôm mẹ, khóc) thì dù đau, dù khóc, bé có thể sẽ dũng cảm chấp nhận hơn là bị những nỗi đau do bất ngờ, không lường trước. Trong cuốn Người mẹ tốt hơn người thầy tốt, tác giả Doãn Kiến Lợi có nói “Thực ra, sức chịu đựng của con trẻ là rất khó tin, chỉ cần không dọa nạt trẻ, cho trẻ một sự dự báo thích hợp về tâm lý, phần lớn trẻ sẽ chịu đựng được một số việc tưởng chừng là rất khó khăn.” 2. BỐ MẸ THƯỜNG XUYÊN DỌA DẪM TRẺ Bên cạnh đó, DỌA DẪM TRẺ cũng khiến trẻ trở nên nhút nhát, sợ sệt. Ví dụ như khi con đòi làm việc gì đó mà bố mẹ không muốn, thay vì giải thích rõ ràng và kiên nhẫn với con, bố mẹ chọn cách dọa: ra đấy con ma nó bắt đấy, con không nghe lời mẹ là con ngáo ộp nó vào đấy… Hay thường gặp nhất là nhiều bố mẹ cho con ăn và kèm theo dọa: “không ăn chú công an bắt đi”, “không ăn thì mẹ không yêu con nữa”. Đáng buồn là rất nhiều người chọn đi đường tắt trong việc nuôi dạy con, giải quyết việc trước mắt mà không hề nghĩ đến những hậu quả lâu dài của những lời nói đó với con, và cả với mình! Hãy tưởng tượng một đứa trẻ mới khoảng vài tuổi, chưa biết đâu là thật, đâu là dọa, hoàn toàn tin tưởng vào cha mẹ khi nghe những lời đó sẽ sợ hãi như thế nào? Có thể bạn sẽ đạt được hiệu quả trước mắt là khiến bé sợ, không dám làm điều mà bạn cấm nữa nhưng về lâu dài, bé sẽ trở nên nhút nhát, sợ hãi, lo lắng với mọi điều xung quanh. Có những bố mẹ lúc con 1, 2 tuổi thì cấm con ra sân vì “ra đó ngáo ộp bắt đấy” đến lúc con 5 tuổi thì cáu lên với con “có gì đâu mà không dám tự đi vệ sinh, lớn rồi mà nhát cáy thế”. Những nỗi sợ mơ hồ từ hồi bé sẽ theo trẻ, khiến trẻ trở nên rụt rè, lo ngại về mọi việc, dù thực tế có thể trẻ đã hiểu là chuyện bố mẹ dọa mình là không xảy ra, tiềm thức vẫn khiến trẻ sợ hãi. Nguy hiểm hơn, với những trẻ “nhờn” khi bị dọa, trẻ sẽ hiểu bố mẹ chỉ dọa mình thôi, trở nên ngang bướng và biết cách nói dối, dọa dẫm những người khác. Ngoài cha mẹ, rất nhiều người khác như người thân, họ hàng, cô giáo….vẫn hàng ngày dọa dẫm trẻ để trẻ làm theo những yêu cầu của họ ngay lập tức. Đừng lạm dụng việc dọa dẫm, hãy chỉ đưa ra những hậu quả mà trẻ sẽ phải chịu khi có những hành động sai như: NẾU CON KHÔNG ĂN THÌ CON SẼ KHÔNG ĐƯỢC ĂN GÌ CHO ĐẾN BỮA TIẾP THEO VÀ BỊ ĐÓI hoặc NẾU CON CÒN ĐÁNH BẠN, CON SẼ PHẢI NGỒI MỘT GÓC VÀ KHÔNG ĐƯỢC CHƠI NỮA. 3. BỐ MẸ QUÁ BAO BỌC CON Một vấn đề nữa là nhiều bố mẹ thường quá lo sợ và ngăn cản bé khám phá. Ví dụ như bé đang hăng hái định khám phá một quả bóng dưới đất, bố mẹ sẽ hét lên “bẩn, không được sờ” hay khi bé hào hứng chạy nhanh bố mẹ sẽ dặn dò “Chậm thôi không ngã"… Những sự lo lắng, dặn dò của bố mẹ hoàn toàn không sai, nhưng không nên thái quá. Nếu việc khám phá của bé không nguy hiểm thì bẩn một chút, hơi xước xát một chút sẽ không phải là một vấn đề lớn. Bù lại bé sẽ luôn giữ được thái độ tự tin, hào hứng khám phá mọi thứ. 4. BỐ MẸ KHÔNG BẢO VỆ CON ĐÚNG CÁCH Và cuối cùng, có rất nhiều người đang coi việc trêu chọc trẻ con là một việc vui. Ví dụ như lấy mất món đồ của bé, bắt bé phải ạ thì mới trả, bé sợ hãi khóc lóc thì càng xem đó là điều vui. Hay như trêu chọc trẻ là “bố mẹ không yêu cháu, bố mẹ để cháu ở đây với bác rồi”... Cần phân biệt rõ ràng giữa trêu vui và trêu ác với trẻ con. Trêu vui là khi mục đích của người trêu là khiến trẻ vui, như khi chơi trò ú òa, khi bố mẹ giấu món quà bé thích trong tay rồi đưa cho bé khiến bé bất ngờ và vui sướng… Còn trêu ác là trêu với mục đích mang lại niềm vui cho người trêu còn khiến trẻ sợ hãi, lo lắng. Có thể mục tiêu của người trêu ban đầu không phải là khiến trẻ sợ nhưng kết quả trêu của họ lại khiến trẻ sợ. Và mọi người thường nghĩ, trẻ con mà, khóc tí nín ngay, chả có hại gì. Nhưng thực sự, bị trêu chọc và làm cho hoảng sợ sẽ khiến bé trở nên lo lắng, sợ hãi và tự ti. Nếu bạn để ý sẽ thấy bé luôn cố tránh hoặc thậm chí tỏ ra dữ dằn với những người thường trêu chọc mình. Đối với những người thích trêu chọc trẻ con như vậy bố mẹ nên làm như thế nào? Có thể bố mẹ thấy ngại, thấy họ cũng chẳng có ác ý gì nhưng việc đó sẽ khiến trẻ sợ hãi, lo lắng. Vì thế, hãy cố gắng không cho những người thích trêu chọc bé có nhiều cơ hội tiếp xúc với bé riêng để trêu bé. Nếu người đó trêu bé khi bố mẹ đang có mặt, bố mẹ nên hóa giải nhẹ nhàng lời trêu: “À, bác định trêu con cho vui nhưng con không vui đúng không?” Những người tinh ý sẽ hiểu, lần sau không trêu trẻ nữa. Còn với những người không hiểu, bố mẹ nên nói chuyện rõ ràng hoặc dạy trẻ nói rõ ràng: bác đừng trêu cháu, cháu không thích. Việc bố mẹ nể ngại có thể sẽ khiến trẻ bị trêu lâu dài, trở nên lo sợ, nhút nhát hơn. Nguồn: Mầm nhỏ

CÂN NẶNG CỦA CON – NỖI ÁM ẢNH CỦA MẸ???

CÂN NẶNG CỦA CON – NỖI ÁM ẢNH CỦA MẸ???

Ngày đăng: 02/08/2021 06:26 PM

CÂN NẶNG CỦA CON – NỖI ÁM ẢNH CỦA MẸ??? Nỗi khổ này, ai thấu hiểu đây? Khi bế con đi chơi, câu mà các bà mẹ có con nhỏ hay hỏi nhất là "cháu bao nhiêu cân". Và nhiều người chia sẻ, câu họ sợ nghe nhất là "hơi bé nhỉ" hay "Còi rồi, mẹ nó cho ăn uống thế nào mà lại vậy". Không chỉ vậy, các mẹ còn gặp áp lực với hai bên ông bà nội ngoại, chuyện con ăn ít, chậm tăng cân thành nỗi ám ảnh thường trực. Trên thực tế, cân nặng không phải thước đo duy nhất cho sự phát triển của trẻ, vì vậy đừng nên lấy tiêu chí đó để đo "độ chuẩn" làm mẹ. KHÔNG SO SÁNH VỚI CON NGƯỜI KHÁC Theo chuyên gia tâm lý Lê Thị Minh Hoa, đường dây tư vấn TP HCM, nỗi ám ảnh sợ con gầy, nhẹ cân của các bà mẹ thường bắt nguồn từ sự so sánh con mình với trẻ khác. Thậm chí, một số người vẫn than con còi, trong khi bé đã ở ngưỡng sắp béo phì, thừa cân. Tâm lý của người Việt nói chung và các bà mẹ nói riêng là vẫn thích trẻ bụ bẫm, mập mạp. Một số trẻ có thể chất khỏe mạnh bình thường nhưng không bụ có thể khiến người lớn lo lắng. Họ cũng nghĩ nuôi con béo khỏe mẹ mới đạt "chuẩn". Đôi khi chính những lời bình luận, thậm chí chì chiết của những người xung quanh tạo áp lực lên người mẹ. "Nhiều lúc mình ứa nước mắt khi nhận những lời trách móc của người nhà, họ hàng, kiểu như 'Cứ bỏ bê con, không chịu chăm đến nơi đến chốn, không ép cho con ăn nên nó mới còi cọc thế này", một người mẹ thổ lộ. ÉP CON ĂN - COI CHỪNG PHÀN TÁC DỤNG! Theo nhà tâm lý, sự quan tâm, chăm bẵm của mẹ là tốt, nhưng khi quá ám ảnh, lo lắng các bà mẹ dễ đẩy áp lực cho trẻ, dẫn đến việc ép bé ăn, khiến con sợ ăn và việc cho ăn trở nên phản tác dụng. Thực tế, mỗi trẻ có cơ địa, khả năng hấp thụ thức ăn khác nhau hay do gen nên thể trạng cũng khác nhau. Nếu con vẫn ăn uống tốt, tăng cân đều, cân nặng trong chuẩn (theo bảng chuẩn quốc tế) thì mẹ không nên lo lắng. Thậm chí, ngay cả khi con lên cân chậm hơn, thậm chí sút cân trong một số thời điểm, như khi bắt đầu mọc răng, bị bệnh... thì cũng là bình thường. Sau đó, chăm sóc, cho ăn đúng cách, trẻ sẽ lại khỏe mạnh và phát triển đúng nhịp. SỨC KHỎE MỚI LÀ QUAN TRỌNG "Quan trọng là tạo cho con sức đề kháng tốt, thói quen ăn uống khoa học, thấy ăn uống là niềm vui chứ không phải nỗi sợ, và đặc biệt là tinh thần bé vui vẻ, thoải mái", nhà tâm lý chia sẻ. Bé có hệ miễn dịch tốt sẽ ít ốm, phát triển khỏe mạnh và năng động. Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho rằng, việc các bà mẹ quan tâm đến sự thấp còi, muốn tăng cân nặng, chiều cao cho con là tốt. So với một số nước trong khu vực như Hàn Quốc, Nhật Bản... thanh niên Việt Nam vẫn thấp hơn 8-12cm. Tuy nhiên, theo bà, bố mẹ quan tâm để biết cách chăm sóc con phát triển toàn diện, chứ không phải vì những áp lực bên ngoài. Bà Lâm cho rằng, để trẻ phát triển tốt nhất còn nuôi dưỡng đúng từ khi bé còn nằm trong bụng mẹ, tức là ngay khi mang thai mẹ cần ăn uống tốt, bổ sung đủ vi chất... Trẻ chào đời cần được bú mẹ càng sớm càng sớm, được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ và sau đó ăn dặm cân đối, đầy đủ các nhóm thực phẩm. "Thời kỳ bào thai, 3 năm đầu đời và trước dậy thì thì những thời điểm cần đặc biệt quan tâm đến sự phát triển thể chất ở trẻ, đảm bảo dinh dưỡng hợp lý để trẻ phát triển tối đa tiềm năng thể chất", bà Lâm chia sẻ. Chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, các bà mẹ không nên so sánh con mình với trẻ khác, mà cần căn cứ theo tiêu chuẩn cân nặng, chiều cao cụ thể của quốc tế. Nếu trẻ không đạt theo chuẩn đó, kèm theo các dấu hiệu như biếng ăn, chậm tăng cân (2-3 tháng không tăng) thì nên đưa bé đi khám để tìm nguyên nhân và tư vấn các biện pháp khắc phục. Quan trọng là làm sao đảm bảo chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt để bé ít nguy cơ mắc bệnh, có như vậy mới phát triển chiều cao tốt được. ============= Vì vậy, các mẹ ạ, đừng để cái cân hoặc những lời chỉ trích của người khác khiến bản thân áp lực. Mẹ hãy dành thời gian tìm hiểu, nghiên cứu thông tin về dinh dưỡng, chế độ chăm sóc sức khỏe để đảm bảo con luôn hiếu động, khỏe mạnh. Tâm lý thoải mái, mẹ bớt đi lo lắng, mà cũng giảm sức ép vô hình lên trẻ, cho con cảm nhận được yêu thương. Đó mới là điều quan trọng, vì yêu con nên mẹ luôn muốn cho con những điều tốt đẹp nhất mà.

Đừng vội vàng cai sữa cho con mẹ nhé

Đừng vội vàng cai sữa cho con mẹ nhé

Ngày đăng: 28/07/2021 01:48 PM

ĐỪNG VỘI VÀNG CAI SỮA CHO CON, MẸ NHÉ (Các mẹ cùng đọc và tham khảo nhé) Hãy suy nghĩ mà xem, phải có lí do chính đáng và được chứng minh một cách chặt chẽ, thì Tổ chức Y Tế Thế Giới WHO và Quỹ bảo trợ trẻ em UNICEF mới khuyến cáo rộng rãi trên khắp thế giới rằng các bà mẹ nên cho con bú ít nhất tới 2 tuổi. Không phải 1, không phải 1,5 năm,mà là ít nhất 2 năm. Nhiều gia đình đặt ra câu hỏi tại sao cần phải cho con bú lâu như vậy. Vì việc tiếp tục cho con bú kéo dài mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ và tâm lý của mẹ và con. Nhưng trong xã hội hiện đại, với sự xuất hiện của sữa công thức, nhiều người cho rằng sữa mẹ sau 6 tháng đâu còn chất gì. Đây là quan niệm vô cùng sai lầm. Hay họ cho rằng sau 6 tháng bé phải bắt đầu ăn dặm đồng nghĩa với sữa mẹ mất chất? Bất kì ai, kể cả bác sĩ nhi khoa mà phát biểu điều đó có nghĩa là họ hoàn toàn không hiểu biết gì về Sữa mẹ và sự phát triển của trẻ cả. Sữa mẹ sau 6 tháng vẫn có đầy đủ protein, chất béo, và các chất dinh dưỡng quan trọng khác phù hợp với nhu cầu của bé. Sữa Mẹ vẫn có những kháng thể để bảo vệ sức khoẻ cho bé ở bất kì độ tuổi nào. Hãy cùng nhìn vào các chỉ số mà Sữa mẹ cung cấp cho bé trong năm thứ 2 (12-23 tháng),trong mỗi 448ml Sữa mẹ ước tính có: 29% nguồn năng lượng cần thiết 43% lượng protein cần thiết 36% lượng canxi cần thiết 75% lượng vitamin A cần thiết 76% lượng folate cần thiết 94% lượng vitamin B12 cần thiết 60% lượng vitamin C cần thiết Đây là con số ước tính mà Sữa mẹ cung cấp cho nhu cầu dinh dưỡng của bé hàng ngày. Và thực phẩm bé ăn vào sẽ cung cấp đầy đủ cho những tỉ lệ phần trăm còn lại. Đôi khi chúng ta chỉ tập trung vào dinh dưỡng, cân đo đong đếm từng gram thực phẩm để cung cấp cho bé nguồn dinh dưỡng đầy đủ và hoàn hảo nhất, nhưng lại quên đi một yếu tố trong Sữa Mẹ mà không bất cứ loại thực phẩm hay thuốc nào có thể cung cấp được: Kháng thể sống. Thực tế là một số loại kháng thể trong Sữa mẹ trong năm thứ 2 còn nhiều hơn trong năm đầu đời. Đó là lẽ đương nhiên, bởi vì bé càng lớn thì sẽ càng tiếp xúc với nhiều vi khuẩn và bệnh tật hơn là những em bé dưới 1 tuổi. Sữa mẹ có những chất tăng trưởng đặc biệt để giúp hoàn thiện hệ miễn dịch ở trẻ, và song song với việc hoàn thiện sự phát triển của não, hệ tiêu hoá, các cơ quan nội tạng. Người ta chứng minh được rằng những em bé đi học mẫu giáo mà vẫn được bú sữa mẹ thì không bị ốm nặng và nhiều như những bé không được bú sữa mẹ. Điều đó có nghĩa là mẹ không phải nghỉ làm nhiều để chăm sóc con ốm nếu như mẹ tiếp tục cho con bú kéo dài. Hiệp hội Nhi khoa Mỹ cũng nhấn mạnh rằng những đứa trẻ cai sữa trước 2 tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Những bé ở độ tuổi 1-3 tuổi mà vẫn bú mẹ thì ít bị ốm hơn, khi ốm thì thời gian khỏi bệnh nhanh hơn, và tỉ lệ tử vong vì bệnh tật cũng giảm đáng kể. Tăng cường cho con bú mẹ có thể phòng tránh được 10% các trường hợp tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Sữa mẹ đóng vai trò quan trọng khi trẻ bị bệnh mà đa phần người ta vẫn coi thường vai trò đó và nghĩ rằng có thể tăng sức đề kháng cho con bằng sữa non của bò, hay các loại thuốc bổ đắt tiền. Hãy lấy một ví dụ rất đơn giản, một đứa trẻ 20 tháng tuổi bị ốm và từ chối không muốn ăn bất cứ thứ gì, bé chỉ muốn bú mẹ ngày đêm. Như vậy bé vẫn nhận được một lượng dinh dưỡng đáng kể, dễ hấp thu với cơ thể mệt mỏi của bé, được cung cấp kháng thể để mau khỏi bệnh và đặc biệt là được làm điều mà bé ưa thích đó là ôm mẹ và ti mẹ. Các nhà khoa học chỉ ra rằng độ tuổi cai sữa của con người nằm trong khoảng từ 2 đến 7 năm. Mọi người cần được bổ sung kiến thức về những lợi ích khi trẻ bú mẹ kéo dài, bao gồm cả những lợi ích về mặt sức khoẻ, đề kháng, lợi ích về mặt tâm lý và sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng duy nhất đảm bảo an toàn trong các trường hợp thiên tai và khẩn cấp,khi mà các thực phẩm hay nguồn nước không được đảm bảo vệ sinh. Bà mẹ cho con bú kéo dài cũng nhận được nhiều lợi ích cho bản thân, ví dụ như giảm nguy cơung thư vú, ung thư buồng trứng, giảm nguy cơ mắc tiểu đường, huyết áp cao, béo phì hay tim mạch. Hãy nhìn vào xã hội xung quanh ta, và các mẹ sẽ thấy được rất nhiều người hay nói những lời lẽ không tốt đẹp về Sữa Mẹ bằng những lí do không mấy thiện cảm, những truyền thuyết để đả kích sữa mẹ, khiến cho các Mẹ Sữa hoang mang lo lắng. Sữa mẹ không mất chất, sữa mẹ không nóng không mát, không đặc không loãng. Cơ thể của người mẹ đã chắt chiu dành dụm những gì tinh tuý nhất cho con thông qua hai bầu vú. Dù là người mẹ nghèo đói ở Châu Phi, hay người mẹ giàu sang nhung lụa giữa New York, thì chất lượng sữa mẹ vẫn là đúng chuẩn nhất, phù hợp nhất đối với con, những thứ gì không phải Sữa mẹ đều là lệch chuẩn so với nhu cầu của con! -St-

TOP  CHỐNG NẮNG NÂNG TÔNG CHO CHỊ EM KHÔNG THÍCH MAKE UP 

TOP CHỐNG NẮNG NÂNG TÔNG CHO CHỊ EM KHÔNG THÍCH MAKE UP 

Ngày đăng: 28/07/2021 01:25 PM

TOP KEM CHỐNG NẮNG NÂNG TÔNG CHO CHỊ EM KHÔNG THÍCH MAKE UP  1. Innisfree Tone Up No Sebum Sunscreen SPF 35 PA +++ • Ngăn chặn sự tác động của tia UVA và UVB với chỉ số chống nắng SPF 35, PA +++. • Cấp ẩm, giúp da căng mịn. • Nâng tone da tự nhiên, giúp da trông tươi sáng, đều màu hơn. 2. The Saem Eco Earth Power Pink SPF 50 PA ++++ • Bảo vệ da dưới tác động của tia UVA, UVB. • Cấp ẩm, làm dịu da nhờ các chiết xuất thực vật có trong sản phẩm. • Kiềm dầu cho da luôn thông thoáng. • Nâng tone da tự nhiên, giúp da trông sáng và rạng rỡ hơn. • Che phủ nhẹ lỗ chân lông cho da mịn màng hơn. 3. Sunplay Skin Aqua Tone Up UV Milk SPF 50 PA++++ • Chống nắng, bảo vệ da hiệu quả với chỉ SPF 50 và PA ++++. • Nâng tone da tự nhiên, giúp da tươi sáng rạng rỡ. • Cấp ẩm, giúp da căng mướt, mịn màng. • Hỗ trợ dưỡng trắng, sáng da. • Phù hợp với mọi loại da, đặc biệt là da khô, hỗn hợp thiên khô. 4. Senka Perfect UV Essence SPF 50 PA ++++ • Bảo vệ da khỏi sự tác động của tia UVA, UVB đẩy lùi thâm sạm trên da. • Kiềm dầu, hạn chế tiết bã nhờn trên da. • Dưỡng trắng, nâng tone da mang đến vẻ ngoài tự tin, rạng rỡ. • Phù hợp các bạn da dầu, hỗn hợp thiên dầu. 5. Cell Fusion C Toning Sunscreen 100 SPF 50 PA ++++ • Chống nắng bảo vệ da tốt trước sự tác động của tia UVA UVB. • Nâng tone, giúp làm đều màu da cho da tươi sáng, rạng rỡ hơn. • Bảng thành phần tốt hỗ trợ nuôi dưỡng da từ sâu bên trong. • Cấp ẩm nhẹ nhàng cho da. • Phù hợp với mọi loại da. 6. Missha All Around Safe Block Soft Finish Sun Milk SPF 50 PA +++ • Chống tia UVA, UVB với chỉ số chống nắng cao. • Bền vững, lâu trôi khi hoạt động trong môi trường nước hay có nhiều mồ hôi. • Dưỡng ẩm nhẹ nhàng cho da. • Giảm bóng nhờn trên da. NGuồn :sưu tầm

Thai giáo tháng thứ 6 thai kì: Đâu là phương pháp hiệu quả?

Thai giáo tháng thứ 6 thai kì: Đâu là phương pháp hiệu quả?

Ngày đăng: 12/07/2021 11:30 AM

Ở tháng thứ 6 của thai kỳ có nghĩa là mẹ và bé yêu đã đi được 2/3 chặng đường yêu thương rồi đấy. Bài viết này, CHÚNG TÔIV sẽ gửi tới ba mẹ những kiến thức hữu ích trong quá trình thai giáo tháng thứ 6 cho bé, giúp mẹ có quãng thời gian bầu bí thật vui vẻ, hạnh phúc.

Nên mua xe đẩy em bé một chiều hay xe đẩy 2 chiều

Nên mua xe đẩy em bé một chiều hay xe đẩy 2 chiều

Ngày đăng: 12/07/2021 11:29 AM

[Hướng dẫn mẹ] Cách pha sữa Aptamil số 1,2,3,4 chi tiết nhất

[Hướng dẫn mẹ] Cách pha sữa Aptamil số 1,2,3,4 chi tiết nhất

Ngày đăng: 12/07/2021 11:29 AM

Sữa Aptamil là sản phẩm sữa nhập khẩu được nhiều bà mẹ Việt Nam tin dùng cho con. Cũng chính vì là sản phẩm nhập khẩu nên chắc hẳn mẹ có nhiều thắc mắc về cách pha sữa. Liệu có gì khác so với cách pha các loại sữa bột trong nước hay không? Dưới đây là hướng dẫn cách pha sữa Aptamil chung cho các sản phẩm số 1,2,3,4. Với công thức tương tự nhau nên dù là sữa Aptamil Anh hay sữa Aptamil Đức thì đều có thể áp dụng được các mẹ nhé.

30 món cháo ăn dặm đặc biệt thơm ngon cho bé 6-12 tháng tuổi

30 món cháo ăn dặm đặc biệt thơm ngon cho bé 6-12 tháng tuổi

Ngày đăng: 07/07/2021 01:36 PM

Dưới đây là danh sách tổng hợp cách nấu 30 món cháo ăn dặm theo kiểu truyền thống, siêu hấp dẫn các bé 6 tháng đến 1 tuổi cho các mẹ tham khảo để bổ sung thêm vào thực đơn ăn dặm hàng ngày cho bé. Các mẹ lưu ý: các món ăn sau sẽ được phân chia theo từng giai đoạn và cách phân chia cụ thể như sau: Địa chỉ cửa hàng: 25A nguyễn chí thanh, phường an bình , thị xã buôn hồ .tỉnh đaklak Số Hotline: 0905643 009 - 0978177151 Zalo: 0905643 009 - 0978177151 Website: http://myphamduyen.com Fanpage:https://www.facebook.com/MyPhamDuyen Gian hàng Shopee: https://shopee.vn/lyngpompom
0
Chỉ đường
Zalo
Hotline